Cũng
như nhiều loại cây trồng khác, phong lan đều trải qua nhiều giai đoạn sinh trưởng
khác nhau: cây còn nhỏ, cây trưởng thành, chuẩn bị ra hoa,….Mỗi giai đoạn cần được
cung cấp tỷ lệ các loại phân bón thích hợp. Bón phân không đúng cách lan không
phát triển, không ra hoa, hoặc nếu có ra hoa thì hoa không đẹp, mau tàn, dễ rụng
non,…
Hoa lan là loại hoa có cấu trúc kiêu kỳ và phức tạp; bao gồm 25.000 đến 35.000 loài có mặt khắp toàn cầu, nhưng tập trung nhiều nhất là vùng nhiệt đới. Loại thực vật kỳ diệu này không chỉ được trồng ở nông thôn, ngoại thành mà ngay cả nội thành hoặc bất cứ nơi nào cũng có thể trồng được.
Trồng lan là thú vui tao nhã, còn gì vui sướng hơn sau bao ngày tỉ mẩn chăm chút, cây
Lan nở bừng những đóa hoa đằm thắm, mượt mà! Nhưng không phải ai cũng đạt được
sản phẩm “đẹp nhất vũ trụ” dù đã bỏ ra khá nhiều thời gian và công sức.
Trồng lan không ra hoa có nhiều nguyên nhân: Giống lan không thích hợp với môi trường,
nhiễm bệnh, khô nóng,…nhưng phổ biến nhất là do bón phân không đúng cách.
Cũng
như nhiều loại cây trồng khác, phong lan đều trải qua nhiều giai đoạn sinh trưởng
khác nhau: cây còn nhỏ, cây trưởng thành, chuẩn bị ra hoa,…Mỗi giai đoạn cần được
cung cấp tỷ lệ các loại phân bón thích hợp. Bón phân không đúng cách Lan không
phát triển, không ra hoa, hoặc nếu có ra hoa thì hoa không đẹp, mau tàn, dễ rụng
non,…
Phân
bón sử dụng cho lan có thể là phân hữu cơ (phân trâu bò, tôm cá, phân heo, phân
dơi, bánh dầu,...ngâm và pha loãng); các loại vitamin B1, B6, B12, B complex,
C….Phổ biến và thông dụng nhất vẫn là các nguyên tố đa lượng: Đạm (N), Lân (P),
Kali (K).
- Đạm
(N) là nguyên tố quan trọng, là một trong những chất dinh dưỡng cơ bản có tác dụng
làm cây Lan tăng trưởng nhanh, phát triển chồi, lá nên phù hợp cho cây Lan con
trong giai đoạn tăng trưởng. Thiếu đạm, cây lan sẽ còi cọc, ốm yếu, vàng vọt.
-
Lân (P) giữ vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp và quang hợp, giúp việc hấp
thu đạm được dễ dàng, phát triển bộ rễ, kích thích nẩy chồi, đẻ nhánh, thúc đẩy
quá trình hình thành hoa; cây lan trưởng thành cần tăng tỷ lệ lân để ra hoa.
Ngoài ra, lân còn giữ cho hoa lâu tàn. Thiếu lân, cây lan không lớn, khó ra
hoa, rễ ít phát triển, không ra chồi non và cây Lan dễ bị nhiễm bệnh.
-
Kali (K) giúp lan cứng cáp, kích thích ra chồi mới, màu hoa tươi đẹp, lâu tàn.
Ngoài
các nguyên tố đa lượng N, P, K, trên thị trường còn bán nhiều loại phân hỗn hợp
có chứa các nguyên tố vi lượng (Trace element, viết tắt là TE). Trồng phong lan
nên chọn phân bón đa lượng và vi lượng với những tỷ lệ khác nhau.
NPK
30.10.10 giúp cây phát triển nhanh. Sử dụng cho cây lan còn nhỏ, chồi non mới
tách ra, giúp Lan ra rễ, nhảy con, phát triển thân, lá.
NPK
20.20.20 giúp cây lan phát triển đồng đều.
NPK
10.30.10 chứa nhiều lân nên có tác dụng kích thích quá trình hình thành hoa. Loại
phân này sử dụng cho cây lan trưởng thành để cho ra hoa.
NPK
10.10.30 có tỷ lệ Kali cao nên sử dụng cho lan vừa chớm ra hoa, giúp cây cứng
cáp, phát hoa dài, thẳng, hoa rực rỡ, lâu tàn.
Tuỳ
giai đoạn phát triển của cây lan mà chọn loại phân thích hợp. Nguyên tắc là khi
cây lan còn nhỏ phải dùng loại phân có tỷ lệ đạm cao để giúp cây tăng trưởng mạnh.
Cây đã trưởng thành dùng loại phân có tỷ lệ lân cao để thúc đẩy quá trình ra
hoa. Khi cây chớm ra hoa thì dùng loại phân có tỷ lệ Kali cao để hoa thêm rực rỡ,
lâu tàn.
Chú
ý áp dụng liều lượng ghi trên bao bì. Thông thường 1 muỗng cà phê/4 lít nước/50
chậu, phun sương vào lúc sáng sớm, không bao giờ dùng phân bón với nồng độ cao.
(Theo Sở Nông Nghiệp TPHCM)